Chi tiết bài viết

Cách trồng ngô đơn giản tại nhà

29/10/2022

Cách ngâm ủ hạt giống ngô

  1. Chuẩn bị

Lượng hạt giống vừa đủ để gieo

Nước ấm: 2 sôi 3 lạnh

Ly hoặc vật có thể chứa nước để ngâm hạt

Mảnh vải để ủ hạt giống

Bà con nên chọn mua những loại hạt giống ngô có chất lượng tốt
Bà con nên chọn mua những loại hạt giống ngô có chất lượng tốt 
  1. Tiến hành

Sau khi đã chuẩn bị cho nước ấm vào hạt giống. Ngâm hạt giống từ 2 – 4 tiếng. Tùy theo loại hạt giống mà có thời gian ngâm thích hợp. Nếu hạt giống to, vỏ dày thì thời gian ngâm dài (4 tiếng). Nếu hạt giống có vỏ mỏng thì thời gian ngâm ngắn hơn (tối thiểu 2 tiếng).

Sau khi ngâm hạt với thời gian thích hợp, rửa sạch hạt với nước lạnh (đối với hạt dùng trồng rau mầm). Cho hạt giống vào miếng vải đã chuẩn bị, cột kín miệng rồi để vào 1 gốc tối. Sau 12 tiếng, hạt giống bắt đầu nảy mầm thì gieo được.

  1. Chú ý

Một số loại hạt giống có kích thước nhỏ thì không cần ngâm ủ: cài ngọt, cải bẹ xanh, xà lách, bông cải xanh, tần ô, cải đuôi phụng, rau đay, dền.

Nếu ngâm hạt trong thời gian quá ngắn (ít hơn 2 tiếng) hoặc quá lâu (nhiều hơn 6 tiếng) sẽ làm ảnh hưởng đến độ nảy mầm của hạt.

Khi ủ không nên để hạt giống mọc mầm quá dài, cây sẽ mọc yếu.

Một số hạt giống sau khi ngâm ủ đúng thời gian trên vẫn không mọc mầm (cà chua, cà tím, cà pháo, mồng tơi, ngò rí) nhưng vẫn mang gieo bình thường.

Nên chọn đất trồng nào

Bắp sống được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt. pH tốt nhất cho cây phát triển là 5,5-7. Đất trồng bắp phải được cày xới, làm sạch cỏ dại.

Đất trồng ngô nên là loại đất có độ tơi xốp, thoát nước tốt
Đất trồng ngô nên là loại đất có độ tơi xốp, thoát nước tốt

Sử dụng vôi bột nông nghiệp rải đều mặt đất để diệt trừ các nấm bệnh. Bón phân bò ủ hoai hoặc phân trùng quế, phân hữu cơ vi sinh để bón lót tăng độ mùn và tơi xốp.

Rải đều phân lên mặt luống, lấy cuốc hoặc cày trộn đều và trộn sâu vào lòng luống, san phẳng mặt luống.

Chăm sóc

  • Tỉa cây

Tỉa thưa cây để cây lớn nhanh cho trái lớn. mỗi hốc chỉ để 1-2 cây. Nhổ bỏ những cây tật, yếu ớt. Dặm những cây chết.

  • Tưới nước

Giai đoạn đầu cần nhiều nước thì 5-7 ngày tưới 1 lần. Khi cây đã phát triển ổn định 2-3 tuần tưới 1 lần.

Giai đoạn cây con cần làm cỏ sạch sẽ để tránh bị sâu bệnh. Mỗi lần làm cỏ kết hợp với vun gốc bón phân để cây tránh đổ ngã, phát triển khoẻ mạnh.

  • Bón phân

Với những đất nghèo dinh dưỡng thì nên bón nhiều phân hơn cho đất. Chia lượng phân ra làm 3 lần bón, 2/3phân lân dùng để bón lót.

Bón thúc lần đầu 15 ngày sau gieo 1/3 lượng phân urê, 1/3 lượng phân lân.

30 ngày sau gieo bón 1/3 lượng phân urê, 1/2 lượng phân kali.

Lần cuối bón lúc 45 ngày sau gieo bón hết số phân còn lại.

  • Sâu bệnh

Để tránh sâu bệnh và các loại vi sinh vật gây hại bạn nên tưới thêm dung dịch ( nước cốt tỏi ,ớt với nước vo gạo) 1 tuần/ 1 lần.

Hoặc sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phòng trừ các loại nấm bệnh.

Chú ý: Ngừng bón phân và phun thuốc ít nhất một tuần trước khi thu hoạch để bảo đảm an toàn cho nguời sử dụng.

Trước khi thua hoạch 1 tuần bà con nên ngừng bón phân và phun thuốc trừ sâu lên cây ngô
Trước khi thua hoạch 1 tuần bà con nên ngừng bón phân và phun thuốc trừ sâu lên cây ngô

Thu hoạch

Tuỳ vào mục đích sử dụng mà bạn thu hoạch non hay già, thu hoạch trái xong bạn có thể tận dụng thân bắp để làm phân bón hay thức ăn cho gia súc.

Xác định thời điểm thu hoạch bắp bằng việc quan sát hạt bắp ở đầu trái và cuối trái. Khi thấy lá bắt đầu héo lại, hạt chắc.

Bạn sẽ nhận ra cây chín hoàn toàn khi thấy lá của bắp chuyển vàng từ dưới lên.

Bà con vừa tham khảo xong bài viết cách ngâm ủ hạt giống ngô và kỹ thuật chăm sóc. Chúc bà con thành công và sở hữu vườn ngô cho năng suất trái cao, cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi bài viết!

 

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: